Hộ kinh doanh khi đăng ký thành lập và có kết quả trong 10 ngày sau phải làm tờ khai để đăng ký thuế tại cơ quan thuế nơi địa điểm của hộ kinh doanh, trước đó cán bộ thuế sẽ xuống địa điểm kinh doanh và làm việc với chủ hộ về các thủ tục để đăng ký, trường hợp chủ hộ bận hoặc hộ kinh doanh chưa đi vào hoạt động được thì phải có công văn gửi lên thuế để xin tạm hoãn (thời hạn gửi công văn trong 30 ngày kể từ ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.)
1. Hồ sơ nộp thuế gồm:
2. Thuế môn bài:
Kể từ ngày 01/01/2017 thì mức lệ phí môn bài đối với cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ được tính dựa vào mức thu nhập hàng năm của hộ kinh doanh đó, bao gồm 3 mức như sau:
Ngoài ra có 3 trường hợp khác được miễn thuế môn bài như là: Hộ kinh doanh sản xuất muối; Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh không thường xuyên; không có địa điểm cố định và tổ chức, cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình nuôi trồng, đánh bắt thủy, hải sản và dịch vụ hậu cần nghề cá.
Lưu ý: Nếu hộ kinh doanh mới thành lập, được cấp đăng ký thuế và mã số thuế trong thời gian của 6 tháng đầu năm thì nộp mức lệ phí môn bài cả năm; nếu thành lập, được cấp đăng ký thuế và mã số thuế trong thời gian 6 tháng cuối năm thì nộp 50% mức lệ phí môn bài cả năm.
Ví dụ: Hộ kinh doanh anh Mạnh thành lập tháng 7/2019 và doanh thu của 5 tháng kinh doanh thực tế là 75 triệu đồng (trung bình 15 triệu/tháng) thì doanh thu tương ứng của 1 năm là 180 triệu đồng (>100 triệu đồng). Như vậy , anh Mạnh phải nộp thuế môn bài là 150.000 đồng (1/2 thuế môn bài vì thời gian thành lập nằm trong 6 tháng cuối năm)).
3. Thuế giá trị gia tăng (thuế GTGT) và Thuế thu nhập cá nhân (thuế TNCN)
Phương pháp tính thuế đối với cá nhân kinh doanh nộp thuế là theo phương pháp khoán.
Nếu hộ kinh doanh có doanh thu từ 100 triệu trở xuống thì không phải nộp thuế GTGT và thuế TNCN.
- Trường hợp cá nhân nộp thuế khoán kinh doanh không trọn năm (không đủ 12 tháng trong năm dương lịch) thì mức doanh thu 100 triệu đồng/năm trở xuống để xác định cá nhân không phải nộp thuế giá trị gia tăng, không phải nộp thuế thu nhập cá nhân là doanh thu tính thuế thu nhập cá nhân của một năm (12 tháng), doanh thu tính thuế thực tế để xác định số thuế phải nộp trong năm là doanh thu tương ứng với số tháng thực tế kinh doanh.
- Trường hợp cá nhân nộp thuế khoán đã được cơ quan thuế thông báo số thuế khoán phải nộp, nếu kinh doanh không trọn năm thì cá nhân được giảm thuế khoán phải nộp tương ứng với số tháng ngừng/nghỉ kinh doanh trong năm.
(Ví dụ 2: Bà A đã được cơ quan thuế thông báo mức thuế khoán phải nộp trong năm 2018. Nhưng đến tháng 9 năm 2018 bà A nghỉ kinh doanh thì bà A được giảm thuế khoán tương ứng với 4 tháng cuối năm 2018.)
- Trường hợp cá nhân kinh doanh theo hình thức nhóm cá nhân, hộ gia đình thì mức doanh thu 100 triệu đồng/năm trở xuống để xác định cá nhân không phải nộp thuế giá trị gia tăng, không phải nộp thuế thu nhập cá nhân được xác định cho một người đại diện duy nhất trong năm tính thuế.
(Ví dụ 3: Hộ gia đình A được thành lập bởi 1 nhóm 3 cá nhân. Năm 2016 hộ gia đình A có doanh thu là 400 triệu đồng (>300 triệu) thì hộ gia đình A thuộc diện phải nộp thuế GTGT và Thuế TNCN trên tổng doanh thu là 400 triệu đồng.)
Số thuế GTGT phải nộp = Doanh thu tính thuế GTGT x Tỷ lệ thuế GTGT
Số thuế TNCN phải nộp = Doanh thu tính thuế TNCN x Tỷ lệ thuế TNCN
CÔNG TY LUẬT TNHH KHOA TÍN
Số 28 - TT2, Khu đô thị HDMon, Đường Hàm Nghi, Quận Nam Từ Liêm, Thành phố Hà Nội