Câu hỏi: Thưa luật sư, tôi đang làm nhân viên văn phòng tại Hà Nội. Công việc của tôi là nhận các thư, tài liệu gửi đến công ty và phân cho các phòng ban chuyên môn. Lãnh đạo công ty yêu cầu tôi phải bóc và kiểm tra tất cả các thư, tài liệu gửi đến, kể cả thư cá nhân của nhân viên. Vậy hành vi đó có vi phạm pháp luật không?
Trả lời:
Mọi cá nhân đều có quyền riêng tư, được Nhà nước và pháp luật bảo vệ đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình và không ai có quyền xâm phạm, trừ các trường hợp đặc biệt do pháp luật quy định. Quyền về bí mật thư tín, điện thoại, điện tín, cơ sở dữ liệu điện tử... của cá nhân được quy định cụ thể tại Khoản 3 Điều 38 Bộ luật dân sự năm 2015:
"Thư tín, điện thoại, điện tín, cơ sở dữ liệu điện tử và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của cá nhân được bảo đảm an toàn và bí mật. Việc bóc mở, kiểm soát, thu giữ thư tín, điện thoại, điện tín, cơ sở dữ liệu điện tử và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác chỉ được thực hiện trong trường hợp luật quy định."
Do vậy, bạn chỉ có quyền mở, xem các thư, tài liệu, dữ liệu điện tử... gửi đến công ty trong phạm vi công việc và được lãnh đạo công ty đồng ý mà không có quyền mở, xem các thư tín, tài liệu, dữ liệu điện tử của các cá nhân khác khi gửi đến công ty. Trường hợp cố ý mở, xem, chiếm đoạt, làm hư hỏng... thư tín, dữ liệu, điện thoại, điện tín hoặc hình thức trao đổi riêng tư của người khác thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Cụ thể, Điều 159 Bộ luật hình sự năm 2015, được sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định:
Trên đây là tư vấn của Luật sư về việc: Xem thư tín, tài liệu của người khác có phạm tội không? Trường hợp bạn còn thắc mắc cần được giải đáp, vui lòng liên hệ Công ty luật TNHH Khoa Tín để được tư vấn và hỗ trợ pháp lý.
CÔNG TY LUẬT TNHH KHOA TÍN
Số 28 - TT2, Khu đô thị HDMon, Đường Hàm Nghi, Quận Nam Từ Liêm, Thành phố Hà Nội