Chủ thể của tội phạm

Chủ thể của tội phạm là một trong bốn yếu tố cấu thành nên tội phạm. Là một phần không thể thiếu của cấu thành tội phạm. Để một người được xác định là có tội thì người phạm tội phải là chủ thể của tội danh đó.

1. Khái niệm

Chủ thể của tội phạm là một yếu tố không thể thiếu của cấu thành tội phạm trong luật hình sự. Chủ thể của tội phạm đòi hỏi có hai dấu hiệu. Đó là dấu hiệu về năng lực trách nhiệm hình sự và dấu hiệu về độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự.

2. Dấu hiệu của chủ thể tội phạm hình sự

Chủ thể của tội phạm phải là một người đang sống hoặc một pháp nhân thương mại đang tồn tại chưa được giải thể. Khi người phạm tội còn sống hoặc pháp nhân thương mại chưa giải thể thì họ mới có thể làm nguy hại cho xã hôi. Và pháp luật cũng không cho phép pháp nhận khác hoặc một người khác chịu trách nhiệm hình sự thay cho chủ thể phạm tội. Và dấu hiệu cương quyết để chủ thể chở thành chủ thể của tội phạm là người đó phải có năng lực trách nhiệm hình sự và phải đủ độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự.

Theo quy định tại Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) thì chủ thể của tội phạm có thể là cá nhân hoặc pháp nhân.

2.1. Chủ thể của tội phạm là cá nhân

Đối với chủ thể của tội phạm là cá nhân phải là người có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo luật định trong một số trường hợp đặc biệt thì chủ thể còn phải có thêm một số dấu hiệu bổ sung để xác định đó là chủ thể của của tội phạm).

Có năng lực trách nhiệm hình sự là người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xác hội có khả năng nhận thức được tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi của minh và có khả năng điều khiển được hành vi ấy.

Đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự: theo quy định tại điều 12 bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định:

Điều 12. Tuổi chịu trách nhiệm hình sự

1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác.

2. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 của Bộ luật này“.

Vậy thì theo quy định trên thì người đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà trong điều luật có quy định độ tuổi cụ thể. 

Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thì chỉ phải chịu một số tội theo quy định của bộ luật hình sự.

Ví dụ: Vô ý làm chết người (Điều 128 BLHS) thì chỉ cần người đủ 16 tuổi đã phải chịu trách nhiệm hình sự với tội danh trên. Đối với tội Giết người (123 BLHS) thì trường hợp này thuộc một trong những trường hợp mà người đủ 14 tuổi đến 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự. Vậy trong trường hợp này thì người từ đủ 14 tuổi đã phải chịu trách nhiệm hình sự với tội danh trên. 

– Chủ thể đặc biệt của tội phạm là ngoài các dấu hiệu bắt buộc của bất kì người nào bị coi là chủ thể của tội phạm, thì đối với chủ thể đặc biệt của tội phạm phải có thêm một số dấu hiệu bổ sung để có thể được coi là tội phạm. Ví dụ như những tội liên quan đến chức vụ ( Điều 352 – Điều 366 BLHS) hoặc các tội liên quan đến hoạt động tư pháp (Điều 367 – Điều 391),… thì các tội phạm này đều phải có thêm một dấu hiệu để xác định đó là chủ thể của tội phạm. Ví dụ như tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ (Điều 356 Bộ luật hình sự sửa đổi bổ sung năm 2017) thì ngoài những dấu hiệu bắt buộc của một chủ thể của tội phạm thì đối với tội này thì đối với tội này dấu hiệu bắt buộc phải có thêm là người phải là người có chức vụ. Nếu người không có chức vụ thì không thể cấu thành tội này. Theo quy định tại khoản 2 Điều 352 thì “Người có chức vụ là người do bổ nhiệm, do bầu cử, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác có ảnh hưởng lương hoặc không hưởng lương, được giao thực hiện một nhiệm vụ nhất định và có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện công vụ, nhiệm vụ. 

2.2. Chủ thể của tội phạm là pháp nhân thương mại

Pháp nhân thương mại được coi là chủ thể của tội phạm khi có đầy đủ các nội dung được quy định tại khoản 1 điều 75 đó là hành vi phạm tội được thực hiện nhân danh pháp nhân thương mại, hành vi phạm tội được thực hiện vì lợi ích của pháp nhân thương mại, hành vi phạm tội được thực hiện có sự chỉ đạo, điều hành hoặc chấp thuận của pháp nhân thương mại và chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 27 của Bộ luật này.

Đây là một điểm mới trong quy định của bộ luật hình sự năm 2015. Trước đó Bộ luật hình sự năm 2003 thì chỉ quy định chủ thể chịu trách nhiệm là cá nhân. Còn đối với bộ luật hình sự năm 2015 thì đã đưa thêm pháp nhân là một chủ thể phải chịu trách nhiệm nhiệm hình sự.

Trên đây là tư vấn của Khoa Tín về “Chủ thể của tội phạm“.

Trường hợp quý khách hàng có vấn đề chưa rõ hoặc cần trao đổi thêm vui lòng gọi ngay cho chúng tôi theo số 0983.533.005 để được tư vấn miễn phí.

Trân trọng./.

Trường hợp Quý khách có vấn đề chưa rõ hoặc trao đổi thêm, vui lòng gọi ngay cho chúng tôi theo số 0989.130.239