Các công việc sau thành lập doanh nghiệp cần triển khai
1. Khắc dấu:
– Doanh nghiệp tiến hành khắc dấu tại cơ sở khắc dấu được cấp phép thực hiện việc khắc con dấu theo quy định
– Số lượng, hình thức, nội dung con dấu do doanh nghiệp tự quyết định
2. Treo biển hiệu Công ty:
– Doanh nghiệp bắt buộc phải treo biển hiệu tại trụ sở chính
– Nội dung biển hiệu bao gồm: Tên cơ quan chủ quản, tên cơ sở sản xuất, kinh doanh, địa chỉ, số điện thoại, mã số doanh nghiệp
– Doanh nghiệp có thể bị đóng mã số thuế và phải thực hiện giải trình đến cơ quan thuế nếu không thực hiện treo biển hiệu khi cán bộ thuế quản lý đến kiểm tra trụ sở hoạt động
3. Đăng ký mua Chữ ký số và tạo tài khoản thuế:
– Doanh nghiệp phải kê khai thuế, nộp thuế, giao dịch với cơ quan quản lý thuế thông qua chữ ký số điện tử
– Chữ ký số còn được dùng để ký hóa đơn điện tử, ký hợp đồng điện tử, kê khai bảo hiểm xã hội, kê khai hải quan, nộp các tờ khai và khai báo thuế cho doanh nghiệp
4. Thông báo phát hành hóa đơn điện tử:
– Căn cứ theo quy định tại Điều 91 Luật Quản lý thuế 2019, quy định tại Nghị định 123/2020/NĐ-CP và Thông tư 78/2021/TT-BTC thì doanh nghiệp bắt buộc phải sử dụng hóa đơn điện tử khi mua – bán hàng hóa, dịch vụ từ ngày 01/7/2022.
– Doanh nghiệp có thể bị phạt từ 2.000.000đ – 20.000.000đ nếu chậm chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử đến cơ quan thuế quản lý
5. Kê khai thuế:
– Các loại thuế mà doanh nghiệp phải đóng: Lệ phí môn bài, thuế GTGT, thuế TNCN
– Doanh nghiệp được miễn lệ phí môn bài trong năm đầu thành lập
– Khi bắt đầu hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp phải nộp tờ khai thuế môn bài trong vòng 30 ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
6. Mở tài khoản ngân hàng:
– Tài khoản ngân hàng phục vụ việc thực hiện các giao dịch đến cơ quan quản lý thuế liên quan đến nộp thuế, đóng thuế và các giao dịch khác của doanh nghiệp
– Mỗi doanh nghiệp có thể mở nhiều tài khoản ngân hàng khác nhau. Tuy nhiên, một tài khoản ngân hàng chỉ được đại diện cho một doanh nghiệp duy nhất
7. Thực hiện việc góp vốn
– Thời gian góp vốn: 90 ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
– Trường hợp thành viên/cổ đông không góp đủ số vốn như đã cam kết thì doanh nghiệp phải làm thủ tục thông báo giảm vốn điều lệ về đúng số vốn thực góp, đảm bảo theo đúng quy định pháp luật
– Doanh nghiệp có thể bị phạt vi phạm hành chính từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 khi không thực hiện thủ tục điều chỉnh vốn khi đã kết thúc thời hạn góp vốn và hết thời gian điều chỉnh vốn theo quy định tại Điểm a, Khoản 3, Điều 46, Nghị định 122/2021/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch đầu tư
– Tài sản góp vốn là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam
8. Đăng ký sử dụng phần mềm/ứng dụng kê khai bảo hiểm xã hội, đăng ký bảo hiểm cho người lao động
– Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng thuộc đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm xã hội
– Doanh nghiệp có thể bị phạt lên đến 75.000.000đ nếu không đóng bảo hiểm cho người lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thấp nghiệp
9. Xây dựng hồ sơ nội bộ liên quan đến việc họp bầu các chức danh quản lý trong doanh nghiệp, sổ đăng ký thành viên/cổ đông và cấp giấy chứng nhận sở hữu Phần vốn góp/cổ phần cho các thành viên/cổ đông
– Một số văn bản tiêu biểu mà doanh nghiệp phải lưu giữ gồm:
- Điều lệ Công ty
- Hồ sơ ban hành mẫu con dấu
- Thông báo mẫu con dấu, thông báo mẫu chữ ký của Người đại diện theo pháp luật
- Sổ đăng ký thành viên/cổ đông
- Quy chế quản lý nội bộ của công ty, quy chế hoạt động, nội quy lao động
- Phiếu biểu quyết, biên bản kiểm phiếu, biên bản họp Hội đồng thành viên/cổ đông/quản trị và các quyết định của Hội đồng thành viên/cổ đông/quản trị trong quá trình vận hành doanh nghiệp
– Căn cứ Khoản 2, Điều 52, Nghị định 122/2021/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch đầu tư, doanh nghiệp có thể bị phạt vi phạm hành chính từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
- Không cấp giấy chứng nhận phần vốn góp cho thành viên công ty;
- Không lập sổ đăng ký thành viên, sổ đăng ký cổ đông phát hành cổ phiếu;
- Không gắn tên doanh nghiệp tại trụ sở chính, không viết hoặc gắn tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh tại trụ sở chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh;
- Không lưu giữ các tài liệu tại trụ sở chính hoặc địa điểm khác được quy định trong Điều lệ công ty.
- Xin cấp giấy phép con
– Tùy theo từng ngành nghề doanh nghiệp đăng ký, trước khi hoạt động kinh doanh ngành nghề có điều kiện, doanh nghiệp cần làm thủ tục xin cấp giấy phép hoạt động trong lĩnh vực theo quy định pháp luật chuyên ngành
Trên đây là tư vấn của Khoa Tín về Các công việc sau thành lập doanh nghiệp cần triển khai.
Trường hợp quý khách hàng có vấn đề chưa rõ hoặc cần trao đổi thêm vui lòng gọi ngay cho chúng tôi theo số 0983.533.005 để được tư vấn miễn phí.
Trân trọng./.
Tin Tức mới nhất