Một số vấn đề lưu ý trong hoạt động quản trị rủi ro của doanh nghiệp thương mại
Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp không ngừng đổi mới trong các hoạt động quản lý, vận hành doanh nghiệp. Hệ quả sẽ là rất nghiêm trọng khi nguồn cung lớn hơn cầu, những chính sách đổi mới hiện đại liên tục được áp dụng, ngoài việc kinh doanh kém hiệu quả, sự cạnh tranh khốc liệt từ các đối thủ khác thì có thể đối mặt với nhiều rủi ro gây hậu quả nghiêm trọng. Doanh nghiệp đi dần vào bế tắc dẫn đến giải thể hoặc bị tuyên bố phá sản.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, người ta có xu hướng đánh giá cao khả năng ảnh hưởng của bản thân đến các sự kiện xuất hiện một cách ngẫu nhiên. Chúng ta thường quá tự tin và các dự báo và đánh giá rủi ro của bản thân trong khi lại đi tính cân nhắc những kết quả có thể xảy ra. Bên cạnh đó, phần lớn lãnh đạo doanh nghiệp tự để mình “bó buộc” bởi những con số cố định, bất chấp việc biết trước nguy cơ cảnh báo từ bên ngoài. Khi tham vấn ý kiến với các bên liên quan, doanh nghiệp thường có xu hướng tiếp nhận thông tin hời hợt, loại bỏ thông tin cảnh báo. Cho đến khi chiều hướng sự việc đi khác với dự tính thì lại có xu hướng dốc sức “chữa cháy” bất chấp những hậu quả đã và sẽ xảy ra.
Từ thực trạng đó cho thấy, doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp thương mại nói riêng cần phải có công cụ sắp xếp, đánh giá để đưa ra quyết định về rủi ro cũng như chi phí liên quan để ngăn ngừa hay khắc phục hậu quả khi rủi ro xảy ra. Muốn làm được điều đó, doanh nghiệp cần xây dựng được mô hình quản trị rủi ro.
Trên thế giới, việc quản trị rủi ro đã có từ rất lâu và ngày càng được đánh giá là nguyên tắc rất quan trọng trong việc vận hành, quản lý doanh nghiệp. Hiện nay, đã có khoảng hơn 80 chuẩn mực, hướng dẫn quản trị rủi ro doanh nghiệp trong đó có tiêu chuẩn COSO 2004, ISO 31000: 2009, FERMA 2002 là một trong những tiêu chuẩn, hướng dẫn phổ biến nhất.
1. Quản trị rủi ro doanh nghiệp là gì?
Quản trị rủi ro được hiểu là một quá trình cải tiến liên tục sử dụng các biện pháp kĩ thuật, công cụ, chiến lược, chính sách,…nhằm xác định, đánh giá và giảm thiểu tất cả các rủi ro có thể liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp, nhất là tài sản. Vị trí giám đốc, chuyên gia tài chính, cố vấn nhân sự, pháp chế, chuyên viên kiểm soát rủi ro trong doanh nghiệp được giao nhiệm vụ thực hiện quản trị rủi ro cho chính doanh nghiệp đó. Nhưng cũng có một số doanh nghiệp đã sử dụng dịch vụ kiểm soát rủi ro từ những tập đoàn tài chính, công ty luật,….Điều đó đã giúp doanh nghiệp đưa ra các quyết định chính xác hiệu quả, tiết kiệm thời gian, giảm thiểu tối đa thiệt hại trong quá trình điều hành, quản lý, kinh doanh.
2. Các nguyên tắc quản trị rủi ro
2.1. Dự đoán rủi ro
Doanh nghiệp cần phải lập kế hoạch hàng quý, hàng năm: Tình hình hiện tại của công ty, các tình huống dự đoán tương lai có khả năng xảy ra để có phương án đối phó hiệu quả nhất.
Rủi ro cũng có thể đại diện cho cơ hội nên nếu doanh nghiệp có khả năng dự đoán rủi ro có nghĩa là có thêm cơ hội để đảm bảo khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
2.2. Xác định thứ tự ưu tiên
Khi dự đoán cũng như việc xảy ra rủi ro trên thực tế. Doanh nghiệp cần có đánh giá và xác định thứ tự ưu tiên giải quyết các loại rủi ro theo mức độ từ cao cho đến thấp, ưu tiên cách giải quyết mang tính sống còn cho doanh nghiệp.
2.3. Thiết lập vai trò của nhân sự trong hoạt động quản trị rủi ro
Thiết lập vai trò và trách nhiệm phù hợp với khả năng của từng thành viên trong quy trình quản trị rủi ro của doanh nghiệp là yếu tố rất quan trọng không chỉ đảm bảo quản lý rủi ro hiệu quả mà còn giúp doanh nghiệp vững bước thành công.
Nhân sự sẽ góp phần tuyên truyền chiến lược quản trị rủi ro đến các nhân sự khác để mọi người trong công ty đều biết được tính cấp bách của vấn đề cũng như xác định được nhiệm vụ của mình trong chiến lược đó.
Vậy để quản trị rủi ro hiệu quả tại doanh nghiệp cần phải thực hiện như thế nào?
3. Quy trình quản trị rủi ro hiệu quả
Song song với việc xây dựng chiến lược kinh doanh, doanh nghiệp cần phải xác định được mức độ, giới hạn xử lý rủi ro. Khi doanh nghiệp phát hiện được các sự kiện có thể ảnh hưởng đến việc thực hiện mục tiêu chiến lược, hoạt động kinh doanh của mình như: sự kiện dẫn đến sự đình trệ trong hoạt động, mất tài sản quan trọng, xóa trộn trong hệ thống phân phối, sai lầm trong quản trị hệ thống, phân cấp phân quyền trong nội bộ, chi phí thực hiện dự án vượt dự toán, công nghệ sử dụng ngày càng lạc hậu, ….Đó là rủi ro chiến lược, rủi ro hoạt động, rủi ro tài chính và rủi ro tuân thủ.
Việc nhận diện được rủi ro rất quan trọng vì nó sẽ giúp doanh nghiệp tập trung và giải quyết hiệu quả các vấn đề tồn tại. Doanh nghiệp sẽ đánh giá rủi ro bằng cách xác định mức độ rủi ro và đánh giá các rủi ro được xếp hạng cao nhất của mình và đưa ra kế hoạch xử lý hoặc sửa đổi các rủi ro này để đạt được mức rủi ro chấp nhận được. Các chiến lược giảm thiểu rủi ro, kế hoạch phòng ngừa và kế hoạch dự phòng có thể giảm thiểu xác suất rủi ro tiêu cực cũng như tăng cường các cơ hội cho doanh nghiệp.
4. Lời kết
Quản trị rủi ro trong doanh nghiệp là điều không hề đơn giản. Muốn doanh nghiệp đảm bảo tính chủ động và hiệu quả về mặt chi phí, doanh nghiệp cần phải vạch ra nhiều khả năng và suy nghĩ về chúng một cách có hệ thống để từ đó đưa ra chiến lược phù hợp riêng với từng loại, phát triển doanh nghiệp ngày càng bền vững.
Với đội ngũ tư vấn có kinh nghiệm hơn 15 năm trong lĩnh vực tư vấn, quản trị Doanh nghiệp, Khoa Tín tự hào đã giúp tư vấn cho nhiều đơn vị Doanh nghiệp lớn nhỏ quản trị doanh nghiệp một cách hiệu quả, đặc biệt trong lĩnh vực pháp lý từ việc nhận biết những khó khăn vướng mắc trong doanh nghiệp và đề ra những giải pháp hiệu quả để giải quyết nhiều vấn đề tồn đọng, đồng hành quản trị rủi ro cùng doanh nghiệp trên chặng đường dài.
Trường hợp Quý khách hàng có vấn đề chưa rõ hoặc cần trao đổi thêm vui lòng gọi ngay cho chúng tôi theo số 0983.533.005 để được tư vấn miễn phí.
Trân trọng./.
Tin Tức mới nhất