Nhượng quyền thương mại của thương nhân nước ngoài
1. Căn cứ pháp lý
– Thông tư 04/2016/TT-BCT
– Nghị định 120/2011/NĐ-CP
– Nghị định 35/2006/NĐ-CP
– Thông tư 09/2006/TT-BTM
2. Định nghĩa:
Căn cứ Điều 284 Luật Thương mại 2020, nhượng quyền thương mại được hiểu là:
“Nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện sau đây:
1. Việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền;
2. Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh”
3. Đặc điểm của nhượng quyền thương mại của thương nhân nước ngoài và điều kiện để nhượng quyền thương mại từ nước ngoài vào Việt Nam
a. Đặc điểm
– Về chủ thể:
Bên nhận quyền là một là một doanh nghiệp độc lập về mặt pháp lý, tài chính và đầu tư, đồng thời chấp nhận rủi ro đối với vốn bỏ ra để thực hiện việc tham gia vào hệ thống nhượng quyền của bên nhượng quyền. Chính vì độc lập về mặt pháp lý, bên nhận quyền khi tiến hành hoạt động nhượng quyền thương mại phải chịu trách nhiệm pháp lý độc lập với nhà nhượng quyền về hoạt động kinh doanh của mình. Tuy nhiên, giữa bên nhượng quyền và bên nhận quyền luôn tồn tại mối quan hệ gắn bó mật thiết, bên nhượng quyền phải luôn hỗ trợ, giúp đỡ và bảo vệ mối quan hệ với bên nhượng quyền.
– Về đối tượng:
Đối tượng rất phong phú, có thể là bí quyết kinh doanh, tên thương mại, nhãn hiệu, công nghệ kinh doanh,…
– Về sự giám sát và hỗ trợ liên tục của bên nhượng quyền đối với bên nhận quyền
Bên nhượng quyền có thể định kỳ hoặc đột xuất kiểm tra việc thực hiện các quyền thương mại của bên nhận quyền nhằm bảo đảm sự thống nhất của hệ thống nhượng quyền thương mại và sự ổn định về chất lượng hàng hóa, dịch vụ. Bên cạnh kiểm tra, giám sát, bên nhượng quyền còn có nghĩa vụ đưa ra những hỗ trợ cần thiết cho bên nhận quyền trong suốt quá trình hoạt động nhượng quyền để giúp cho bên nhận quyền thực hiện đúng phương thức kinh doanh và hoạt động kinh doanh hiệu quả.
b. Điều kiện để nhượng quyền thương mại từ nước ngoài vào Việt Nam:
Hệ thống kinh doanh dự định dùng để nhượng quyền đã được hoạt động ít nhất 01 năm.
4. Trình tự, thủ tục đăng ký nhượng quyền thương mại của thương nhân nước ngoài
Bước 1: Nộp hồ sơ đề nghị đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến Bộ Công Thương;
Bước 2: Sau khi nhận được hồ sơ, Bộ Công thương sẽ tiến hành kiểm tra tính hợp lệ, đầy đủ của hồ sơ. Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Công Thương sẽ có văn bản thông báo để thương nhân bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ. Trường hợp từ chối việc đăng ký thì phải thông báo bằng văn bản cho Bên dự kiến nhượng quyền và nêu rõ lý do.
Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ hoặc chưa hợp lệ, trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Công Thương ra văn bản thông báo để Bên dự kiến nhượng quyền bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ.
Bước 3: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Công Thương thực hiện đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại vào Sổ đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại và ra Thông báo chấp thuận đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại gửi thương nhân về việc đăng ký đó.
Bước 4: Sau khi hoàn thành trách nhiệm nộp lệ phí, tổ chức nhận Thông báo trực tiếp tại tại Bộ hoặc bằng đường bưu điện.
5. Hồ sơ đăng ký nhượng quyền thương mại của thương nhân nước ngoài
– Đơn đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại theo mẫu MĐ-1 tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 09/2006/TT-BTM;
-Bản giới thiệu về nhượng quyền thương mại theo mẫu tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư 09/2006/TT-BTM (cần hợp pháp hóa lãnh sự);
-Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài được cơ quan có thẩm quyền nơi thương nhân nước ngoài thành lập xác nhận;
-Bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao xuất trình kèm bản chính để đối chiếu văn bản bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp tại Việt Nam hoặc tại nước ngoài trong trường hợp có chuyển giao quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp đã được bảo hộ;
-Giấy tờ chứng minh sự chấp thuận về việc cho phép nhượng quyền lại của bên nhượng quyền ban đầu trong trường hợp thương nhân đăng ký hoạt động nhượng quyền là bên nhượng quyền thứ cấp.
Trên đây là tư vấn của Luật Khoa Tín về: “Nhượng quyền thương mại của thương nhân nước ngoài”
Trường hợp Quý khách hàng có vấn đề chưa rõ hoặc cần phải trao đổi thêm, vui lòng gọi ngay cho chúng tôi theo số 0983.533.005 để được tư vấn miễn phí.
Trân trọng./.
Tin Tức mới nhất