Phân biệt chi nhánh, địa điểm kinh doanh, văn phòng đại diện
Căn cứ pháp lý
1. Luật Quản lý thuế 2019
2. Luật Doanh nghiệp 2020
3. Nghị định 126/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Quản lý thuế
4. Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp
5. Thông tư 80/2021/TT-BTC hướng dẫn Luật Quản lý thuế và Nghị định 126/2020/NĐ-CP
I. Khái niệm chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp
Căn cứ Điều 44 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh như sau:
– Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp, bao gồm cả chức năng đại diện theo ủy quyền.
– Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó.
– Địa điểm kinh doanh là nơi doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể.
II. Phân biệt chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp
Cả ba đều là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, tuy nhiên mỗi đơn vị lại được điều chỉnh bởi quy chế pháp lý khác nhau. Bài viết tập trung phân biệt ba đơn vị trên dựa trên những tiêu chí sau:
Tiêu chí | Chi nhánh | Văn phòng đại diện | Địa điểm kinh doanh |
Chức năng | Có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp, bao gồm cả chức năng đại diện theo ủy quyền. | Có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó | Có nhiệm vụ tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể của doanh nghiệp |
Ngành nghề kinh doanh | Chi nhánh có thể kinh doanh hết các ngành nghề doanh nghiệp đã đăng ký hoặc ít hơn | Văn phòng đại diện không thực hiện chức năng kinh doanh | Địa điểm kinh doanh thực hiện hoạt động kinh doanh với những ngành nghề cụ thể mà doanh nghiệp đăng ký |
Địa điểm hoạt động |
Có thể đặt khác tỉnh/thành phố với nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính, có thể được thành lập trong nước và nước ngoài. | Có thể đặt khác tỉnh/thành phố với nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính, có thể được thành lập trong nước và nước ngoài. | Doanh nghiệp có thể lập địa điểm kinh doanh tại địa chỉ khác nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc đặt chi nhánh |
Đặt tên |
Tên chi nhánh phải bao gồm tên doanh nghiệp kèm theo cụm từ “Chi nhánh” | Tên văn phòng đại diện phải bao gồm tên doanh nghiệp kèm theo cụm từ “Văn phòng đại diện” đối với văn phòng đại diện | Tên địa điểm kinh doanh phải bao gồm tên doanh nghiệp kèm theo cụm từ “Địa điểm kinh doanh” |
Hồ sơ thành lập |
Hồ sơ bao gồm:
1. Thông báo thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký; 2. Bản sao nghị quyết, quyết định và bản sao biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh, của Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần; bản sao nghị quyết, quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên về việc thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện; 3. Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đứng đầu chi nhánh, văn phòng đại diện. |
Thông báo bằng văn bản tới Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt địa điểm kinh doanh
Thông báo lập địa điểm kinh doanh do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký trong trường hợp địa điểm kinh doanh trực thuộc doanh nghiệp hoặc do người đứng đầu chi nhánh ký trong trường hợp địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh. |
|
Thủ tục thành lập |
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện cho doanh nghiệp | Trong thời hạn 03 ngày làm việc, Phòng Đăng ký kinh doanh cập nhật thông tin về địa điểm kinh doanh trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp. | |
Thuế, phí phải nộp |
Lệ phí môn bài
Thuế thu nhập doanh nghiệp Thuế thu nhập cá nhân Thuế giá trị gia tăng |
Trường hợp Văn phòng đại diện ký hợp đồng lao động và trả lương cho người lao động thì phải nộp thuế thu nhập cá nhân | Lệ phí môn bài
Thuế giá trị gia tăng Thuế thu nhập cá nhân |
Kê khai thuế |
Có thể hạch toán độc lập hoặc tập trung tại trụ sở chính
– Nếu hạch toán tập trung: Trụ sở chính khai thuế, tính thuế và nộp hồ sơ khai thuế cho cơ quan thuế quản lý trụ sở chính và phân bổ số thuế phải nộp cho từng tỉnh nơi chi nhánh có hoạt động kinh doanh
– Nếu hạch toán độc lập: Chi nhánh tự khai, tính thuế và nộp hồ sơ khai thuế cho cơ quan thuế quản lý chi nhánh |
Hạch toán tập trung tại trụ sở chính
Trụ sở chính khai thuế, tính thuế và nộp hồ sơ khai thuế cho cơ quan thuế quản lý trụ sở chính |
Hạch toán tập trung tại trụ sở chính
Trụ sở chính khai thuế, tính thuế và nộp hồ sơ khai thuế cho cơ quan thuế quản lý trụ sở chính và phân bổ số thuế phải nộp cho từng tỉnh nơi có hoạt động kinh doanh |
Tin Tức mới nhất