Phân biệt tội cướp tài sản và cướp giật tài sản
Tiêu chí | Tội cướp tài sản | Tội cướp giật tài sản |
Căn cứ pháp lý | Điều 168 Bộ luật hình sự 2015 | Điều 171 Bộ luật hình sự 2015 |
Hành vi | – Dùng vũ lực: là việc người phạm tội dùng các hành động như đấm, đá, trói, đâm, chém… nhằm trấn áp sự phản kháng, làm tê liệt ý chí của nạn nhân để chiếm đoạt tài sản. Hậu quả của hành vi dùng vũ lực này có thể khiến cho nạn nhân bị thương tích, bị tổn hại sức khỏe hoặc bị chết ngoài ý muốn của người phạm tội.
– Đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc: là hành vi dùng lời nói hoặc hành động nhằm đe dọa nạn nhân nếu không đáp ứng yêu cầu hoặc có ý định ngăn cản hành vi chiếm đoạt tài sản của người phạm tội. – Có hành vi khác làm cho người nạn nhân lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản. Các hành vi khác là những hành vi không phải dùng vũ lực và đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc, như: dùng thuốc mê, ete, thuốc ngủ… làm cho nạn nhân lâm vào trạng thái hôn mê, không còn khả năng chống cự. |
Lợi dụng sơ hở của người quản lý tài sản hoặc có thể tự mình tạo ra những sơ hở để thực hiện hành vi công khai chiếm đoạt tài sản rồi nhanh chóng tẩu thoát.
(Người phạm tội không dùng vũ lực, không đe dọa dùng vũ lực cũng không làm cho nạn nhân lâm vào tình trạng không thể chống cự.) Ví dụ: như giật túi xách, điện thoại của người đi đường rồi bỏ chạy. |
Khách thể | – Quyền sở hữu tài sản;
– Quyền được bảo vệ tính mạng, sức khỏe. |
– Quyền sở hữu tài sản;
– Đối với quyền được bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tội phạm có thể không xâm phạm vào khách thể này ví dụ: cướp điện thoại của người đi đường nhưng không làm cho người bị ngã hoặc va chạm. |
Hình phạt | – Hình phạt nặng hơn.
– Có hình phạt đối với người chuẩn bị phạm tội. |
– Hình phạt nhẹ hơn.
– Không có quy định về hình phạt đối với người chuẩn bị phạm tội. |
Tin Tức mới nhất