Phân biệt tội Tham ô và Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

Căn cứ pháp lý: Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 (BLHS)

Tiêu chí Tội tham ô tài sản Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
Cơ sở pháp lý Điều 353 BLHS Điều 175 BLHS
Chủ thể Chủ thể của Tội tham ô tài sản là người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức nhà nước và doanh nghiệp, tổ chức ngoài nhà nước, từ đủ 16 tuổi trở lên và không trong tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự Chủ thể của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là người có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi từ 16 tuổi trở lên
Đối tượng Tài sản bị chiếm đoạt do chính người phạm tội quản lý Tài sản của người khác
Dấu hiệu phạm tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để biến tài sản do mình đang quản lý thành tài sản của mình Lợi dụng sự tin tưởng của người khác để vay, mượn thuê tài sản hoặc uy hiếp tinh thần chủ tài sản bược họ giao tài sản. Sau đó, thành sử dụng thủ đoạn gian dối, bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản vào mực đích bất hợp pháp 
Mức xử phạt – Khung hình phạt cơ bản: phạt tù từ 02 năm đến 07 năm

– Mức phạt tối đa : phạt tù 20 năm , tù chung thân hoặc tử hình

– Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 30 triệu đến 100 triệu, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản

– Khung hình phạt cơ bản: phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm

– Mức phạt tối đa: phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 100 triệu, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản