Thủ tục đăng ký mã số, mã vạch

1. Căn cứ pháp lý
- Nghị định số 74/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 132/2018/NĐ-CP;
- Thông tư 10/2020/TT-BKHCN Quy định chi tiết và biện pháp thi hành một số điều nghị định số 132/2008/NĐ-CP và nghị định số 74/2018/NĐ-CP của chính phủ về sử dụng mã số, mã vạch.
- Thông tư số 232/2016/TT-BTC ngày 11/11/2016 của Bộ Tài Chính về việc “Quy định mức thu, nộp, quản lý và sử dụng phí cấp mã số mã vạch”
2. Thẩm quyền cấp mã vạch
Tại Việt Nam, cơ quan chức năng có thẩm quyền cấp số mã vạch cho doanh nghiệp là Trung Tâm Mã Số Mã Vạch Quốc Gia GS1 Việt Nam.
3. Trình tự, thủ tục
Truy cập tại website của Trung Tâm Mã Số Mã Vạch Quốc Gia GS1 Việt Nam
Bước 1: Đăng ký tài khoản doanh nghiệp;
Bước 2: Sau khi được cấp tài khoản, thực hiện hồ sơ Mã số mã vạch ( Lưu ý chọn đúng loại mã mà doanh nghiệp cần đăng ký);
Bước 3: Lựa chọn hình thức thanh toán online và đóng phí thông qua chuyển khoản;
Bước 4: Nộp hồ sơ bản mềm tại Trung tâm Mã số mã vạch Quốc gia, tầng 2 nhà H, số 8 Hoàng Quốc Việt, Nghĩa Đô, Cầu Giấy, Hà Nội;
Bước 5: Nhận mã doanh nghiệp, bắt đầu tạo mã vạch cho sản phẩm;
Bước 6: Kê khai đầy đủ thông tin sản phẩm trên hệ thống VNPC, sau đó phát hành và công bố.
Thời gian giải quyết: Trong khoảng thời gian từ 07- 10 ngày làm việc tính từ thời điểm hồ sơ đăng ký mã vạch QR code được nộp;
4. Thành phần hồ sơ
– Bản Đăng ký sử dụng mã số mã vạch đã điền đầy đủ thông tin, người đại diện pháp luật trên giấy phép kinh doanh hoặc người được uỷ quyền ký tên, đóng dấu (02 bản);
– Bảng đăng ký danh mục sản phẩm sử dụng mã GTIN, điền đầy đủ thông tin sản phẩm: tên sản phẩm, nhãn hiệu, loại sản phẩm, đặc điểm, quy cách đóng gói… (02 bản);
– Giấy phép đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp/hộ kinh doanh hoặc Quyết định thành lập doanh nghiệp (01 bản sao công chứng trong thời gian 6 tháng gần nhất).
5. Phí, lệ phí
a. Phí cấp và hướng dẫn mã số mã vạch:
– GS1: 1.000.000đ/code
– GLN: 300.000đ/code
– GTIN-8: 300.000đ/code
b. Phí duy trì sử dụng mã số mã vạch hàng năm:
– GS1 loại 10 mã số (Tương ứng với trường hợp doanh nghiệp được sử dụng 100 số vật phẩm): 500.000đ/code
– GS1 loại 9 mã số (Tương ứng với trường hợp doanh nghiệp được sử dụng 1000 số vật phẩm): 800.000đ/code
– GS1 loại 8 mã số (Tương ứng với trường hợp doanh nghiệp được sử dụng 10.000 số vật phẩm): 1.500.000đ/code
– GS1 loại 7 mã số (Tương ứng với trường hợp doanh nghiệp được sử dụng 100.000 số vật phẩm): 2.000.000đ/code
– GLN code toàn cầu: 200.000đ/code
– EAN-8 (GTIN-8) 8 chữ số toàn cầu: 200.000đ/code
(*) Lưu ý:
- Để đăng ký QR code sản phẩm nhập khẩu, doanh nghiệp cần tiến hành thủ tục xin phép sử dụng và xin cấp QR code hàng hóa cho sản phẩm đó tại Viện tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ;
- Sau khi đăng ký, từ các năm tiếp theo (trước ngày 31/6) hàng năm, doanh nghiệp muốn được sử dụng QR code sẽ phải nộp lệ phí duy trì đăng ký QR code cho năm đó.
Tin Tức mới nhất