Tội sản xuất, buôn bán hàng giả

I. Tội sản xuất buôn bán hàng giả theo quy định của bộ luật hình sự

Điều 192 BLHS năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định:

1. Người nào sản xuất, buôn bán hàng giả thuộc một trong các trường hợp sau đây, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các điều 193, 194 và 195 của Bộ luật này, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá từ 30.000.000 đồng đến dưới 150.000.000 đồng hoặc dưới 30.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 188, 189, 190, 191, 193, 194, 195, 196 và 200 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;

c) Thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;

d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

d) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

đ) Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá từ 150.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

e) Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

g) Làm chết người;

h) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

i) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

k) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng;

l) Buôn bán qua biên giới;

m) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

b) Thu lợi bất chính 500.000.000 đồng trở lên;

c) Làm chết 02 người trở lên;

d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 122% trở lên;

đ) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

5. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:

a) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng;

b) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, đ, e, g, h, i, k, l và m khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 6.000.000.000 đồng;

c) Phạm tội thuộc trường hợp quyđịnh tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 6.000.000.000 đồng đến 9.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm;

d) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;

đ) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm“.

II. Bình luận khoa học về tội sản xuất, buôn bán hàng giả

Sản xuất hàng giả, được hiểu là hành vi làm (tạo) ra những sản phẩm, hàng hóa có nhãn hàng hóa, nhẫn hiệu hàng hóa, kiểu dáng công nghiệp, nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa như những sản phẩm, hàng hóa được Nhà nước cho phép sản xuất, hội nhập và tiêu thụ trên thị trường, gây nhầm lẫn hoặc để lừa dối khách hàng hoặc làm ra những sản phẩm hàng hóa giả chất lượng hoặc công dụng.

Buôn bán hàng giả, được hiểu là hành vi biết rõ đó là hàng giả với giá rất rẻ và dùng các thủ đoạn gian dối để bán cho khách hàng với giá của hàng thật.

1. Các yếu tố cấu thành tội phạm

– Chủ thể 

Chủ thể của tội sản xuất, buôn bán hàng gải là bất kỳ ai có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự.

– Khách thể

Hành vi phạm tội của tội sản xuất buôn bán hàng giả xâm phạm đến chính sách quản lý thị trường của nhà nước đồng thời xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người sản xuất hàng thật và cuối cùng ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng.

– Mặt chủ quan của tôi phạm

Cá nhân thực hiện hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả là do lỗi cố ý trực tiếp. Người phạm tội hiểu rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra.

Động cơ, mục đích của tội phạm chủ yếu là vu lợi. Vấn đề trên không phải là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm. Tuy nhiên đây là một nội dung để xác định khung hình phạt.

– Mặt khách quan của tội phạm

Đối với tội danh trên bao gồm hai hành vi đó là: hành vi sản xuất và hành vi buôn bán.

Theo quy định tại khoản 1,2 Điều 3 Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ quy định:

Hành vi sản xuất hàng giả là thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động chế tạo, chế bản, in ấn, gia công, đặt hàng, sơ chế, chế biến, chiết xuất, tái chế, lắp ráp, pha trộn, san chia, sang chiết, nạp, đóng gói và hoạt động khác làm ra hàng giả.

Hành vi buôn bán hàng giả là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động chào hàng, bày bán, giới thiệu, quản cáo, khuyến mại, lưu giữ, bảo quản, vận chuyển, buôn bán, bán lẻ, xuất khẩu, nhập khẩu và hoạt động khác đưa hàng giả vào lưu thông.

Người phạm tội chủ cần thực hiện một trong hai hành vi nêu trên và các căn cứ khác quy định của điều luật thì đã cấu thành tội danh nêu trên.

+ Hậu quả: 

Hậu quả của hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả gây ra là:

  • Thiệt hại về thể chất: bao gồm thiệt hại về tính mạng và các tổn hại sức khỏe khác.
  • Thiệt hại về thể chất: Gây thiệt hại về tài sản (Cả cho người sản xuất hàng thật và người tiêu dùng).

– Mối quan hệ nhân quản giữ hành vi và hậu quả thiệt hại:

  • Hành vi nguy hiểm phải xảy ra trức hậu quả;
  • Hành vi nguy hiểm chứa đựng khả năng thực tế làm phát sinh tội phạm, hậu quả dứt khoát xảy ra nếu không có gì ngăn chặn hành vi nguy hiểm đó;
  • Hậu quả nguy hiểm xảy ra do chính hành vi đó gây nên chứ không phải do hành vi nào khác.

2. Về khung hình phạt

2.1. Đối với cá nhân

Về mức hình phạt chính ở tội này được chia làm 03 khung:

  • Khung 1 (khoản 1) từ 01 năm đến 05 năm
  • Khung 2 (khoản 2) từ 05 năm đến 10 năm
  • Khung 3 (khoản 3) từ 07 năm đến 15 năm

Ngoài nhưng hình phạt chính thì đối với tội danh trên người phạm tội còn có thể phải chịu thêm hình phạt bổ sung là phạt tiền và có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định định từ 01 năm đến 05 năm.

2.2. Đối với pháp nhân

Về mức hình phạt chính ở tội này được chia thành 4 khung:

  • Có thể bị phát tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng đối với pháp nhân phạm tội tại khoản 1 điều này;
  • Có thể bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng trong trường hợp thực hiện các điềm a, b, đ, e, g, h, i, k, l và m khoản 2 điều này;
  • Có thể bị phạt tiền từ 6.000.000.000 đồng đến 9.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm;

Và cuối cùng nếu phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 củ bộ luật hình sự thì có thể bị đình chỉ vĩnh viễn hoạt động.

Ngoài ra pháp nhân còn có thể bị phát tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

Trên đây là tư vấn của Khoa Tín về “Tội sản xuất, buôn bán hàng giả“.

Trường hợp quý khách hàng có vấn đề chưa rõ hoặc cần trao đổi thêm vui lòng gọi ngay cho chúng tôi theo số 0983.533.005 để được tư vấn miễn phí.

Trân trọng./.