TỰ CÔNG BỐ NƯỚC LỌC ĐÓNG CHAI

I. Căn cứ pháp lý

  • Luật An toàn thực phẩm năm 2010, sửa đổi bổ sung năm 2018;
  • Nghị định số 15/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của luật an toàn thực phẩm, sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 155/2018/NĐ-CP và Nghị định Nghị định 85/2019/NĐ-CP;
  • Nghị định số 43/2017/NĐ-CP của Chính phủ về Nhãn hàng hóa, sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 111/2021/NĐ-CP;

II. Tự công bố nước lọc đóng chai

1. Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ

Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ định để lưu trữ hồ sơ và đăng tải tên tổ chức, cá nhân và tên các sản phẩm tự công bố trên trang thông tin điện tử của cơ quan tiếp nhận => Chi Cục vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh/thành phố

2. Thành phần hồ sơ

– Bản tự công bố sản phẩm theo Mẫu số 01 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 15/2018/NĐ-CP;

– Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của sản phẩm trong thời hạn 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ được cấp bởi phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm được công nhận phù hợp ISO 17025 gồm các chỉ tiêu an toàn do Bộ Y tế ban hành theo nguyên tắc quản lý rủi ro phù hợp với quy định của quốc tế hoặc các chỉ tiêu an toàn theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn tương ứng do tổ chức, cá nhân công bố trong trường hợp chưa có quy định của Bộ Y tế (bản chính hoặc bản sao chứng thực);

Kiểm nghiệm nước uống đóng chai

  • Xây dựng chỉ tiêu nước uống đóng chai, nước khoáng để kiểm nghiệm phải dựa theo các quy định trong QCVN 6-1:2010.
  • Theo quy định tại Nghị định 15/2018/NĐ-CP, nước uống đóng chai, nước khoáng phải được kiểm nghiệm các chỉ tiêu an toàn bắt buộc theo QCVN 6-1:2010. Kết quả kiểm nghiệm các chỉ tiêu này phải nằm trong mức giới hạn tối đa cho phép được quy định cụ thể trong quy chuẩn.
  • Trung tâm kiểm nghiệm nước uống đóng chai, nước khoáng phải được Nhà nước công nhận phù hợp ISO 17025.

– Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (đối với tổ chức);

– Giấy chứng thực cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, chứng nhận HACCP, GMP, SSOP, ISO…

Iso certification stamp collection

– Nhãn sản phẩm hoặc ảnh chụp nhãn sản phẩm (có đóng dấu của thương nhân), bao gồm nhãn phụ (đối với sản phẩm nhập khẩu, nếu có).

Lưu ý: Nội dung ghi nhãn chính và nhãn phụ (đối với nước đóng chai nhập khẩu):

Căn cứ theo Nghị định 43/2017/NĐ-CP, tên hàng hóa, tên và địa chỉ thương nhân chịu trách nhiệm về sản phẩm, xuất xứ hàng hóa, và các chỉ tiêu bắt buộc khác theo phụ lục 1 của Nghị định này.

Lệ phí: 0 đồng

Thời hạn giải quyết: Không có quy định (Dự kiến trong khoảng thời gian từ 03 đến 07 ngày)

3. Trình tự thực hiện

– Tổ chức, cá nhân tự công bố sản phẩm trên phương tiện thông tin đại chúng hoặc trang thông tin điện tử của mình hoặc niêm yết công khai tại trụ sở của tổ chức, cá nhân và nộp 01 (một) bản qua đường bưu điện hoặc trực tiếp đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) chỉ định;

– Ngay sau khi tự công bố sản phẩm, tổ chức, cá nhân được quyền sản xuất, kinh doanh sản phẩm và chịu trách nhiệm hoàn toàn về an toàn của sản phẩm đó;

– Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận bản tự công bố của tổ chức, cá nhân để lưu trữ hồ sơ và đăng tải tên tổ chức, cá nhân và tên các sản phẩm tự công bố trên trang thông tin điện tử của cơ quan tiếp nhận.

– Trong trường hợp tổ chức, cá nhân có từ 02 (hai) cơ sở sản xuất trở lên cùng sản xuất một sản phẩm thì tổ chức, cá nhân chỉ nộp hồ sơ tại một cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương có cơ sở sản xuất do tổ chức, cá nhân lựa chọn. Khi đã lựa chọn cơ quan quản lý nhà nước để nộp hồ sơ thì các lần tự công bố tiếp theo phải nộp hồ sơ tại cơ quan đã lựa chọn trước đó.

4. Yêu cầu, điều kiện thực hiện

Các tài liệu trong hồ sơ tự công bố phải được thể hiện bằng tiếng Việt; trường hợp có tài liệu bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch sang tiếng Việt và được công chứng. Tài liệu phải còn hiệu lực tại thời điểm tự công bố.

Hand using laptop computer with virtual screen and document for online approve paperless quality assurance and ERP management concept

Trường hợp sản phẩm có sự thay đổi về tên sản phẩm, xuất xứ, thành phần cấu tạo thì tổ chức, cá nhân phải tự công bố lại sản phẩm. Các trường hợp có sự thay đổi khác, tổ chức, cá nhân thông báo bằng văn bản về nội dung thay đổi đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền và được sản xuất, kinh doanh sản phẩm ngay sau khi gửi thông báo.