Các vấn đề cần lưu ý khi đơn phương ly hôn

1. Vấn đề về con chung của vợ chồng 

Căn cứ theo Điều 81 Luật Hôn nhân gia đình 2014:

Trường hợp con dưới 36 tháng tuổi về nguyên tắc sẽ giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ khi không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

Trường hợp con từ đủ 7 tuổi trở lên đến dưới 18 tuổi, tòa án sẽ căn cứ vào nguyện vọng của con.

Tòa án không xem xét con đã trên 18 tuổi trừ trường hợp mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

Người không trực tiếp nuôi dưỡng phải cấp dưỡng nuôi con, nếu không thỏa thuận được thì sẽ do Tòa án quyết định; người không trực tiếp nuôi con có quyền thăm nom con.

Độ tuổi của con   Mẹ   Cha           Tòa án quyết định
1. Dưới 36 tháng     x       –
2. Dưới 07 tuổi     –       –                         x
3. Từ đủ 07 tuổi đến nhỏ hơn 18 tuổi     –       –                         x

(xem xét nguyện vọng con)

2. Vấn đề phân chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn 

– Thông thường khi các bên có thỏa thuận về tài sản trước hôn nhân thì sau khi kết hôn trong quá trình chung sống vẫn có thể thỏa thuận thay đổi, bổ sung bản thỏa thuận đó và có thể thỏa thuận về chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân.

– Căn cứ theo điều 59 của luật Hôn nhân và gia đình, nguyên tắc giải quyết tài sản chung vợ chồng khi ly hôn là tôn trọng sự thỏa thuận giữa các bên, không xâm phạm đến lợi ích của gia đình, công cộng.

– Nếu hai bên không thể tự thỏa thuận được thì có thể yêu cầu Tòa án giải quyết. Tài sản chung của vợ chồng sẽ được chia đôi, tuy nhiên trên thực tế tòa án có thể thay đổi chia, căn cứ trên các yếu tố sau (khoản 2 điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình 2014):

+ Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;

+ Công sức đóng góp vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;

+ Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;

+ Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.

– Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật, nếu không thì chia theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch.

– Tài sản riêng của vợ, chồng thuộc quyền sở hữu của người đó, trừ trường hợp tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung theo quy định của Luật này.

Trong trường hợp có sự sáp nhập, trộn lẫn giữa tài sản riêng với tài sản chung mà vợ, chồng có yêu cầu về chia tài sản thì được thanh toán phần giá trị tài sản của mình đóng góp vào khối tài sản đó, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.

3. Vấn đề nợ chung của vợ chồng khi đơn phương ly hôn

Điều 37 Luật hôn nhân và gia đình quy định Vợ chồng có các nghĩa vụ chung về tài sản sau đây:

– Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do vợ chồng cùng thỏa thuận xác lập;

– Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại mà theo quy định của pháp luật vợ chồng cùng phải chịu trách nhiệm;

– Nghĩa vụ do vợ hoặc chồng thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình;

– Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung;

– Nghĩa vụ phát sinh từ việc sử dụng tài sản riêng để duy trì, phát triển khối tài sản chung hoặc để tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình;

– Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do con gây ra mà theo quy định của Bộ luật dân sự thì cha mẹ phải bồi thường;

– Nghĩa vụ khác theo quy định của các luật có liên quan.

Như vậy, không phải mọi khoản nợ trong thời kỳ hôn nhân đều là nợ chung. Hai bên không có nghĩa vụ trả các khoản nợ riêng của bên kia. 

Trên đây là tư vấn của Luật Khoa Tín về: “Các vấn đề cần lưu ý khi đơn phương ly hôn.”

Trường hợp Quý khách hàng có vấn đề chưa rõ hoặc cần phải trao đổi thêm, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại 0983 533 7005 để được tư vấn miễn phí. 

Trân trọng./.