Các báo cáo cần tuân thủ khi thực hiện đầu tư sang nước ngoài

1. Căn cứ pháp lý 

– Luật Đầu tư 2020;

– Thông tư 03/2021/TT-BKHDT quy định mẫu văn bản, báo cáo liên quan đến hoạt động đầu tư tại Việt Nam, đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài và xúc tiến đầu tư;

– Nghị định 31/2021/NĐ-CP hướng dẫn Luật đầu tư;

– Nghị định 83/2015/NĐ-CP quy định về đầu tư ra nước ngoài;

– Thông tư 12/2016/TT-NHNN Hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với hoạt động đầu tư ra nước ngoài

II. Các báo cáo cần tuân thủ

1. Báo cáo tình hình thực hiện dự án đầu tư 

Nhà Đầu Tư phải báo cáo tình hình thực hiện dự án đầu tư ra nước ngoài bằng văn bản và thông qua Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư bao gồm:   

– Thông báo về việc thực hiện hoạt hoạt động đầu tư ở nước ngoài kèm theo bản sao văn bản chấp thuận dự án đầu tư hoặc tài liệu chứng minh quyền hoạt động đầu tư tại Nước Đầu Tư trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày dự án đầu tư được chấp thuận hoặc cấp phép theo quy định pháp luật  Nước Đầu Tư; 

– Báo cáo định kỳ hàng quý tình hình thực hiện dự án tại nước ngoài (Mẫu B.III.1 Thông tư 03/2021/TT-BKHĐT)

– Báo cáo định kỳ hàng năm tình hình thực hiện dự án tại nước ngoài (Mẫu B.III.2 Thông tư 03/2021/TT-BKHDT;  

– Báo cáo tình hình hoạt động của dự án đầu tư cùng với báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán thuế hoặc văn bản có giá trị pháp lý tương đương theo quy định của Nước Ngoài (Mẫu B.III.3 Thông tư 03/2021/TT-BKHDT) trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày Quý Công ty có báo cáo quyết toán thuế hoặc văn bản có giá trị pháp lý tương đương theo quy định pháp luật của  Nước Đầu Tư. 

Cơ quan nhận báo cáo: MPI, SBV, Bộ Tài Chính, Cơ quan đại diện Việt Nam tại nước tiếp nhận đầu tư. 

2. Báo cáo tình hình thực hiện chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài

Tổ chức và các Cá Nhân Việt Nam phải thực hiện báo cáo định kỳ hàng quý (chậm nhất vào ngày 5 của tháng đầu quý tiếp theo ngay sau quý báo cáo) tình hình thực hiện chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài (theo mẫu tại Phụ lục số 05 ban hành kèm theo Thông tư 12/2016/TT-NHNN). 

Cơ quan nhận báo cáo: SBV chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh và SBV chi nhánh tỉnh, thành phố nơi các cá nhân Việt Nam đăng ký thường trú. 

3. Báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư  

Tổ chức và các Cá Nhân Việt Nam phải lập các loại báo cáo sau: 

– Báo cáo giám sát, đánh giá định kỳ 06 tháng  trước ngày 10 tháng 7 của năm báo cáo.  

– Báo cáo giám sát, đánh giá định kỳ hàng năm trước ngày 10 tháng 02 năm sau; 

– Báo cáo giám sát, đánh giá trước khi điều chỉnh dự án (đối với trường hợp điều chỉnh dự án dẫn đến phải điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư); 

– Báo cáo đánh giá kết thúc; 

Cơ quan nhận báo cáo: MPI, SBV, Bộ Tài Chính, Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hồ Chí Minh và Cơ quan đại diện Việt Nam tại nước tiếp nhận đầu tư. 

Trên đây là các báo cáo và nghĩa vụ mà các tổ chức/cá nhân Việt Nam khi thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài cần phải lưu ý và tuân thủ đầy đủ để tránh bị xử phạt.