Khách thể của tội phạm
1. Khái niệm
Khách thể của tội phạm là quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ và bị tội phạm xâm hại. Khách thể của tội phạm là một trong bốn yếu tố cấu thành tội phạm và được hiểu là đối tượng bị tội phạm xâm hại.
2. Phân loại khách thể
Khoa học luật hình sự Việt Nam phân biệt ba loại khách thể có tội phạm: Khách thể chung của tội phạm, khách thể loại của tội phạm và khách thể trực tiếp của tội phạm.
– Khách thể chung của tội phạm là hệ thống các quan hệ xã hội xã hội được luật hình sự bảo vệ và bị tội phạm xâm hại. Theo Luật hình sự Việt Nam, khách thể chung của tội phạm là những quan hệ xã hội được xác định tại khoản 1 Điều 8 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi bổ sung 2017). Bên cạnh việc pháp luật xác định khách thể chung của tội phạm thì thông qua đo còn có thể thấy được nhiệm vụ của Bộ luật hình sự và bản chất giai cấp của nó.
– Khách thể loại của tội phạm là nhóm quan hệ xã hội cùng tính chất được nhóm cá quy phạm pháp luật hình sự bảo vệ và bị nhóm tội phạm xâm hại. Các tội phạm được quy định trong cùng một chương phần các tội phạm (có cùng khách thể loại) bao giờ cũng xâm hại đến khách thể loại của chúng. Tuy nhiên, từng tội phạm trong một chương đó phải luôn xâm hại cùng khách thể trực tiếp. Điều đó có nghĩa là mỗi tội phạm có khách thể trực tiếp riêng của nó.
– Khách thể trực tiếp của tội phạm là quan hệ xã hội cụ thể được quy phạm pháp luật hình sự cụ thể bảo vệ và bị tội phạm cụ thể xâm hại. Thông qua việc gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại (xâm hại) đối với khách thể trực tiếp mà tội phạm đã gây phương hại đến khách thể chung và khách thể loại của tội phạm.
3. Những đối tượng bị tội phạm làm biến đổi tình trạng bình thường
Những quan hệ xã hội được Nhà nước xác lập muốn tồn tại và phát triển được đòi hỏi phải có sự bảo đảm tình trạng không bị tác động trái phép cho những bộ phận của quan hệ xã hội. Những bộ phận đó, tùy thuộc những loại quan hệ xã hội, có thể là chủ thể, là nội dung hoặc là khách thể của quan hệ xã hội. Hành vi phạm tội gây thiệt hại cho quan hệ xã hội là khách thể của tội phạm chỉ có thể bằng cách tác động vào đối tượng tác động. Dưới đây là một một số loại đối tượng tác động cụ thể:
Con người có thể là đối tượng tác động của tội phạm. Con người, với ý nghĩa vừa là thực thể tự nhiên vừa là thực thể xã hội, là chủ thể của nhiều quan hệ xã hội khác nhau. Trong những quan hệ xã hội đó có quan hệ xã hội chỉ có thể bị gây thiệt hại khi có sự biến đổi tình trạng bình thường của con người. Quan hệ nhân thân là quan hệ xã hội thuộc loại này. Các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe là nhóm tội có đối tượng tác động là con người. Hành vi phạm tội của nhóm tội này có thể là hành vi tước đoạt tính mạng, hành vi gây tổn hại đến sức khỏe của người khác. Do vậy, hành vi phạm tội khi làm biến đổi tình trạng của con người cũng có thể nhằm vào các quan hệ xã hội khác nhau. Cùng là hành vi (cố ý) tước đoạt tính mạng người khác nhưng hành vi đó xâm phạm đến an ninh quốc gia và cấu thành một tội trong nhóm tội này là tội khủng bố.
Các đối tượng vật chất với ý nghĩa là khách thể của quan hệ xã hội có thể là đối tượng tượng tác động của tội phạm. Trong những quan hệ được luật hình sự bảo vệ, có quan hệ xã hội bị tội phạm gây thiệt hại qua việc tác động trái phép vào đối tượng vật chất (và có thể làm biến đổi tình trạng bình thường của đối tượng vật chất), như quan hệ sở hữu,… Hành vi tác động hoặc làm biến đổi hoặc làm biến đổi tình trạng bình thường của tài sản một cách trái pháp luật là hành vi gây thiệt hại cho chủ sở hữu như hành vi chiếm đoạt, hành vi chiếm giữ, hành vi sử dụng, hành vi hủy hoại hay làm hư hỏng… Tài sản ngoài ý nghĩa là khách thể của quan hệ sở hữu còn có thể là khách thể của quan hệ xã hội khác. Do vậy, hành vi làm biến đổi tình trạng của tài sản trong trường hợp nhất định còn có thể xâm phạm quan hệ xã hội khác và cấu thành tội phạm không thuộc chương các tội phạm xâm sở hữu cấu thành tội hủy hoại rừng Điều 189 BLHS trong chương các tội phạm về môi trường. Cũng là xâm lại đến tài sản tuy nhiên lại được thể hiện ở một chương khác mà không phải chương các tội phạm liên quan đến quyền sở hữu.
Hoạt động bình thường của chủ thể là đối tượng tác động của tội phạm. Luật hình sự bảo vệ quan hệ xã hội không chỉ qua việc đảm bảo bình thường cho con người là chủ thể của quan hệ xã hội và cho đối tượng vật chất là khách thể của quan hệ xã hội, mà ở những loại quan hệ xã hội nhất định còn qua việc bảo đảm hoạt động bình thường của chủ thể với ý nghĩa là nội dung của quan hệ xã hội. Trong những trường hợp này, hoạt động bình thường của chủ thể được coi là đối tượng tác động của tội phạm. Sự làm biến đổi trạng thái của đối tượng tác động ở đây chính là sự cản trở hoạt động bình thường của chủ thể khác hoặc dưới hình thức tự làm biến dạng xử sự của chính mình.
Ví dụ: Hành vi đưa hối lộ (Điều 364 BLHS năm 2015) là hành vi nhằm làm biến dạng xử sự của người có chức vụ, quyền hạn; hành vi trốn nghĩa vụ quân sự (Điều 332 BLHS năm 2015) là hành vi tự mình làm biến dạng sử sự của chính mình…
Quan hệ xã hội được coi là khách thể của tội phạm là quan hệ xã hội mà sự gây thiệt hại cho quan quan hệ xã hội đó, căn cứ vào tất cả các mặt như tính chất quan trọng của quan hệ xã hội, mức độ bị gây thiệt hại, mục đích chủ quan của người phạm tội… thể hiện được đầy đủ bản chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi.
Trên đây là tư vấn của Khoa Tín về “Khách thể của tội phạm“.
Trường hợp quý khách hàng có vấn đề chưa rõ hoặc cần trao đổi thêm vui lòng gọi ngay cho chúng tôi theo số 0983.533.005 để được tư vấn miễn phí.
Trân trọng./.
Tin Tức mới nhất