Lợi ích của việc đăng ký nhãn hiệu

I. Tiêu chí bảo hộ nhãn hiệu

Nhãn hiệu được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:

– Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc.

– Có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác. Nhãn hiệu được coi là có khả năng phân biệt nếu được tạo thành từ một hoặc một số yếu tố dễ nhận biết, dễ ghi nhớ hoặc từ nhiều yếu tố kết hợp thành một tổng thể dễ nhận biết, dễ ghi nhớ và không thuộc các trường hợp bị coi là không có khả năng phân biệt theo quy định.

II. Lợi ích của việc đăng ký nhãn hiệu

1. Độc quyền sử dụng nhãn hiệu

Khi đăng ký nhãn hiệu, bạn sẽ được pháp luật bảo hộ toàn diện. Theo đó, không có bất kỳ cá nhân, tổ chức nào có quyền sử dụng nhãn hiệu tương tự như bạn, trong cùng lĩnh vực. Điều này giúp sản phẩm của bạn là độc quyền trên thị trường. Góp phần hạn chế tối đa sự nhầm lẫn của người tiêu dùng.

2. Bảo vệ nhãn hiệu khỏi các hành vi xâm phạm

Hành vi xâm phạm nhãn hiệu được thể hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau. Điển hình nhất là hành vi sử dụng logo, nhãn hiệu tương đương trong cùng lĩnh vực. Nếu không đăng ký nhãn hiệu, sẽ rất khó để bạn đòi lại quyền lợi của mình. Ngược lại, văn bằng bảo hộ nhãn hiệu sẽ là căn cứ pháp lý vững chắc chống lại hành vi trên. Chính vì vậy, hãy nhanh chóng đăng ký ngay hôm nay nhé.

3. Nâng tầm giá trị sản phẩm, dịch vụ

Giả sử sản phẩm có cùng chức năng, bạn sẽ chuộng sản phẩm có nhãn hiệu đã đăng ký hay chưa đăng ký? Chắc rằng đa số trong các bạn sẽ trả lời rằng mình sẽ ưu tiên cho sản phẩm đã đăng ký hơn. Đây là tâm lý chung của khách hàng khi mua sắm. Bởi lẽ sản phẩm mang nhãn hiệu đăng ký sẽ hạn chế tình trạng làm giả, làm nhái hơn. Đồng thời việc đăng ký bảo hộ cho thấy sự chuyên nghiệp của nhà cung cấp.

III. Hiệu lực của việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu.

Hầu như tất cả các quốc gia trên thế giới đều có những quy định về việc đăng ký và bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá vì những lợi ích của việc đăng ký nhãn hiệu mang lại. Một mặt nhằm chống cạnh tranh không lành mạnh, bảo đảm quyền lợi của người tiêu dùng, mặt khác khuyến khích việc đầu tư an toàn và có hiệu quả từ phía các nhà sản xuất.

Tuy nhiên, hiệu lực của việc đăng ký bảo hộ chỉ giới hạn trong phạm vi lãnh thổ từng quốc gia và pháp luật của từng quốc gia về bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá cũng không thống nhất với nhau, cả về phạm vi đối tượng áp dụng, thủ tục đăng ký, thời hạn bảo hộ…