Thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

Khoản 6 Điều 3 của Luật Đầu tư năm 2005 định nghĩa: “Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài bao gồm doanh nghiệp do nhà đầu tư nước ngoài thành lập để thực hiện hoạt động đầu tư tại Việt Nam, doanh nghiệp Việt Nam do nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần, sáp nhập, mua lại”.

1. Cơ sở pháp lý
– Biểu cam kết WTO của Việt Nam, các Hiệp định thương mại song phương và đa phương của Việt Nam;
– Luật đầu tư 2020;
– Luật doanh nghiệp 2020 và các văn bản hướng dẫn thi hành;
– Các quy định pháp luật, các văn bản quy định về cơ chế, chính sách của các địa phương.
2. Các vấn đề lưu ý đối với nhà đầu tư trước khi tiến hành thành lập công ty nước ngoài tại Việt Nam
– Xác định các lĩnh vực đầu tư kinh doanh tại Việt Nam bao gồm nội dung cam kết và quy định của pháp luật Việt Nam, các điều kiện đầu tư, thủ tục đầu tư
– Xác định tư cách pháp lý và loại hình công ty phù hợp. Các công ty có vốn đầu tư nước ngoài (nhà đầu tư là cá nhân hoặc tổ chức) thường thành lập theo 2 loại hình: trách nhiệm hữu hạn, cổ phần.
– Xác định vốn đầu tư, vốn điều lệ để thành lập công ty nước ngoài tại Việt Nam. Theo đó, nhà đầu tư cần quan tâm tới điều kiện hạn mức đầu tư nếu có đối toàn bộ các lĩnh vực ngành nghề đầu tư có điều kiện nếu có và kế hoạch tài chính cụ thể đảm bảo tính khả thi khi triển khai dự án, tránh đăng ký quá ít dẫn đến phải điều chỉnh nhiều lần gây tốn thời gian và chi phí. Các Nhà đầu tư sẽ phải góp vốn đầu tư qua chuyển khoản vào tài khoản vốn đầu tư được mở bởi Công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam theo yêu cầu/hướng dẫn của Ngân hàng nhà nước Việt Nam. Các thời hạn, thủ tục góp vốn đầu tư sẽ được chúng tôi hướng dẫn cụ thể.
– Về địa điểm thực hiện dự án: Các Nhà đầu tư nước ngoài nên chọn các địa điểm đầu tư, thành lập công ty vốn nước ngoài tại Việt Nam​ có địa chỉ rõ ràng; chọn Bên cho thuê có đủ các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu hoặc/và quyền cho thuê/quyền cho thuê lại nếu có; địa điểm/văn phòng cho thuê thuộc diện được phép cho thuê, được thiết kế và xây dựng đúng quy định của pháp luật Việt Nam, không đang trong tình trạng có tranh chấp. Văn phòng thuê cần thuộc khu vực được thiết kế và xây dựng phục vụ chức năng văn phòng trên cơ sở đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam đã cấp phép xây dựng.
– Nhà đầu tư nước ngoài có thể bố trí tuyển dụng người lao động là người nước ngoài hoặc người Việt Nam để làm việc cho công ty được thành lập. Tuy nhiên, nếu có sử dụng lao động là người nước ngoài, Công ty phải thực hiện các thủ tục xin cấp Visa, xin chấp thuận sử dụng lao động nước ngoài, Giấy phép lao động, Thẻ tạm trú theo các điều kiện, thủ tục được pháp luật Việt Nam quy định. Khoa Tín cũng có cung cấp dịch vụ pháp lý trọn gói cho việc thực hiện các thủ tục này để công ty có được đầy đủ giấy tờ hợp pháp cho việc sử dụng lao động nước ngoài (nếu có).
– Nhà đầu tư nước ngoài cần lưu ý thực hiện đầy đủ chế độ báo cáo dự án đầu tư và các nội dung khác có liên quan theo quy định của pháp luật như chế độ bảo hiểm xã hội cho người lao động, thuế,…. Công ty vốn nước ngoài tại Việt Nam được lập theo dự án đầu tư có vốn đầu tư nước ngoài phải thực hiện đúng và đầy đủ chế độ báo cáo dự án đầu tư, phải đăng ký tài khoản và thực hiện chế độ báo cáo dự án thông qua Cổng thông tin quốc gia về đầu tư và các loại báo cáo giám sát đầu tư theo luật định.
3. Trình tự, thủ tục thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài
Bước 1: Nghiên cứu thị trường, chuẩn bị các điều kiện pháp lý
Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ
Tùy vào tư cách nhà đầu tư, hình thức đầu tư, loại hình công ty, phạm vi mục tiêu dự án đầu tư, vốn đầu tư, địa điểm đầu tư và một số vấn đề đặc thù khác mà Nhà đầu tư nước ngoài sẽ cần chuẩn bị các điều kiện và tài liệu cần thiết. Luật Khoa Tín sẽ tư vấn và chuẩn bị hồ sơ cùng khách hàng để thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Bước 3: Đăng ký cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
Thời gian thực hiện đăng ký đầu tư tùy thuộc vào nội dung và phạm vi mục tiêu dự án đầu tư. Nếu mục tiêu dự đầu tư không thuộc các ngành nghề kinh doanh có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài hoặc ngành nghề chưa được cam kết trong Biểu cam kết WTO của Việt Nam thì thời gian đăng ký đầu tư là khoảng 3 – 5 tuần.
Thủ tục cấp, thẩm quyền cấp và nội dung của Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư được quy định tại Điều 38 của Luật đầu tư 2020.
Bước 4: Thực hiện đăng ký thành lập công ty; làm con dấu cho công ty, con dấu chức danh cho người đại diện theo pháp luật
Luật Khoa Tín sẽ tư vấn, soạn thảo toàn bộ các hồ sơ cần thiết và đại diện Nhà đầu tư thực hiện đăng ký doanh nghiệp và đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, làm con dấu cho công ty, con dấu chức danh cho người đại diện theo pháp luật.
Thời gian thực tế để đăng ký thành lập công ty là khoảng 1 – 2 tuần.
Sau khi hoàn thành việc thành lập công ty, Luật sư chuyên môn sẽ hướng dẫn Nhà đầu tư nước ngoài thực hiện sớm các công việc cần thiết sau khi thành lập công ty, trong đó gồm 10 công việc cơ bản sau:
– Mở tài khoản vốn đầu tư và các tài khoản thương mại;
– Thực hiện góp vốn đầu tư của dự án, vốn điều lệ;
– Mua chữ ký số, kê khai và nộp thuế ban đầu
– Lựa chọn và chuẩn bị thủ tục sử dụng hóa đơn, chế độ kế toán
– Chế độ báo cáo, bảo hiểm xã hội
– Xin cấp visa, giấy phép lao động, thẻ tạm trú cho nhà quản lý, chuyên gia nếu là người nước ngoài
– Treo biển hiệu của công ty và chuẩn bị các nội dung cần thiết khác để hoạt động kinh doanh.

Trên đây là tư vấn của Luật Khoa Tín về “Thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam”.

Trường hợp Quý khách hàng có vấn đề chưa rõ hoặc cần trao đổi thêm vui lòng gọi ngay cho chúng tôi theo số 0983 533 005 để được tư vấn miễn phí.

Trân trọng./.