Thủ tục ly hôn đơn phương

1. Căn cứ để được Toà án chấp thuận ly hôn

Toà án giải quyết cho vợ. chồng ly hôn nếu có các điều kiện nêu tại Điều 56 Luật Hôn nhân và Gia đình như sau:

[1] Hai bên không hoà giải thành tại Toà án và Có căn cứ vợ, chồng bạo lực gia đình/vi phạm quyền, nghĩa vụ vợ chồng nghiêm trọng khiến hôn nhân trở nên trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích hôn nhân không đạt được.

[2] Vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn.

2. Thủ tục và thời gian giải quyết ly hôn đơn phương thông thường

Nếu theo thủ tục thông thường, một vụ án ly hôn đơn phương sẽ được giải quyết trong thời gian từ 06 – 08 tháng.

Bước 1:Vợ hoặc chồng nộp đơn ly hôn đến Toà án nhân dân cấp huyện nơi cư trú của chồng hoặc vợ – người bị yêu cầu ly hôn hoặc nơi vợ chồng thoả thuận nộp (nếu thoả thuận được)

Hồ sơ ly hôn đơn phương bao gồm:

  1. Đơn xin ly hôn
  2. Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính)
  3. Giấy khai sinh của con chung (bản sao)
  4. CMND/CCCD của hai bên vợ chồng; 
  5. Giấy tờ về tài sản tranh chấp của vợ, chồng.

Bước 2: Nếu nộp trực tiếp, Toà án sẽ cấp ngay giấy xác nhận đã nhận đơn, nếu gửi qua dịch vụ bưu chính thì giấy xác nhận được cấp trong thời hạn 02 ngày làm việc.

Bước 3: Xem xét đơn yêu cầu ly hôn đơn phương trong thời hạn 03 ngày làm việc.

Bước 4: Thẩm phán đưa ra một trong các quyết định trong thời hạn 05 ngày làm việc. Yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn ly hôn; thụ lý vụ án hoặc chuyển đơn cho Toà có thẩm quyền hoặc trả lại đơn.

Bước 5: Sau khi nhận đơn ly hôn đơn phương, Toà án thông báo cho người khởi kiện nộp tạm ứng án phí trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được giấy báo của Toà.

Bước 6: Thẩm phán thông báo thụ lý vụ án trong 03 ngày làm việc. Đồng thời, phân công Thẩm phán hụ lý vụ án trong thời hạn 03 ngày làm việc.

Bước 7:Chuẩn bị xét xử vụ án trong thời gian 04 tháng hoặc 06 tháng, kể từ thời điểm thụ lý vụ án nếu vụ ly hôn đơn phương có tính chất phức tạp/sự kiện bất khả kháng/trở ngại khách quan. Trong thời gian này, Toà án xác minh, thu thập chứng cứ, hoà giải… và đưa ra một trong số các quyết định sau:

– Công nhận sự thoả thuận.

– Tạm đình chỉ hoặc đình chỉ giải quyết vụ án.

– Đưa vụ án ra xét xử.

Bước 8:Thời hạn đưa vụ án ra xét xử sau khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử là 01 tháng.

3. Để giải quyết ly hôn đơn phương nhanh chóng

Thứ nhất, phải có lý do và bằng chứng ly hôn để Toà án chấp nhận đơn ly hôn đơn phương. Cụ thể:

– Một trong hai người vợ hoặc chồng phải có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ chồng như chung thuỷ, yêu thương nhau…

– Chính hành vi nêu trên của vợ chồng khiến cuộc hôn nhân lâm vào tình trạng nghiêm trọng, vợ chồng không thể chung sống với nhau.

Thứ hai, phải chuẩn bị đủ hồ sơ ly hôn. Khi hồ sơ ly hôn đủ thì không mất thêm thời gian để sửa đổi, bổ sung. Theo khoản 1 Điều 193 Bộ luật Tố tụng dân sự, Toà án chỉ cho vợ chồng sửa đổi, bổ sung trong thời hạn không quá 01 tháng hoặc gia hạn thêm không quá 15 ngày nếu thuộc trường hợp đặc biệt.

Thứ ba, có mặt khi được Toà triệu tập bởi theo khoản 1 Điều 227 Bộ luật Tố tụng dân sự:

– Vắng mặt ở lần triệu tập thứ nhất, Toà án sẽ hoãn phiên toà trừ trường hợp có đơn đề nghị xét xử vắng mặt.

– Vắng mặt ở lần triệu tập thứ hai, Toà án sẽ đình chỉ giải quyết vụ án vì coi như nguyên đơn từ bỏ yêu cầu khởi kiện.

Do đó, nếu không có đơn xét xử vắng mặt hoặc vắng mặt khi Toà án triệu tập hợp lệ thì thời gian giải quyết sẽ bị kéo dài do phiên toà bị hoãn xét xử.

Thứ tư, Làm đơn yêu cầu Toà án không tổ chức hoà giải. Khi đó, theo Điều 207 Bộ luật Tố tụng dân sự, vụ án ly hôn đơn phương sẽ không hoà giải. Do đó, thời gian từ lúc thụ lý vụ án đến khi xét xử tại Toà án sẽ rút ngắn hơn so với bình thường.

Trên đây là tư vấn của Khoa Tín về “Thủ tục ly hôn đơn phương? Thời gian giải quyết ly hôn đơn phương tại Toà án“.

Trường hợp quý khách hàng có vấn đề chưa rõ hoặc cần trao đổi thêm vui lòng gọi ngay cho chúng tôi theo số 0983.533.005 để được tư vấn miễn phí.

Trân trọng./.